Máy bộ đàm là gì?
Bộ đàm liên lạc hay còn gọi là máy bộ đàm (tên tiếng Anh là handheld transceiver hay walike-talkie) là thiết bị thông tin liên lạc có khả năng thu phát sóng vô tuyến, có 2 chiều liên lạc thoại, được sử dụng để liên lạc với 1 hay nhiều máy khác thông qua truyền sóng vô tuyến.
1. Cấu tạo bộ đàm
Máy bộ đàm gồm 4 bộ phận chính là:
- Bộ phận phát tín hiệu: Có tác dụng truyền và mã hóa tín hiệu gửi đi.
- Bộ phận thu tín hiệu: Có tác dụng thu và giải mã tín hiệu nhận được từ các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu.
- Bộ phận chuyển đổi tín hiệu: Có tác dụng chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu truyền đi hoặc chuyển đổi tín hiệu nhận được thành âm thanh nghe được.
- Nguồn điện: Có tác dụng cung cấp năng lượng để máy hoạt động.
- Ngoài ra, bộ đàm thường đi kèm các phụ kiện như ăng ten, tai nghe, pin và sạc.
2. Nguyên lý hoạt động của bộ đàm
Bản thân bộ đàm về cơ bản là một bộ thu phát vô tuyến hai chiều để liên lạc bằng giọng nói, được sử dụng để liên lạc giữa một thiết bị và nhiều thiết bị khác bằng sóng bộ đàm. Điểm nổi bật của bộ đàm là luôn có phím "Nhấn để nói" (Push to talk) để giúp người dùng dễ dàng giao tiếp ngay lập tức khi cần mà không phải thao tác nhiều và thời gian như các thiết bị di động khác.
3. Phân loại máy bộ đàm nào?
Có một số cách phân loại máy bộ đàm thường gặp như sau:
- Dựa theo tính cơ động: Gồm máy bộ đàm cầm tay, máy bộ đàm lưu động (máy bộ đàm trung tâm) và máy bộ đàm trạm cố định.
- Dựa theo công nghệ truyền tín hiệu: Gồm máy bộ đàm Analog và máy bộ đàm Digital.
- Dựa theo tần số: Gồm máy bộ đàm VHF, máy bộ đàm UHF, máy bộ đàm MF/HF.
- Dựa theo cự ly sử dụng: Gồm máy bộ đàm tầm gần và máy bộ đàm tầm xa.
- Dựa theo lĩnh vực sử dụng chuyên dụng: Gồm máy bộ đàm hàng hải, máy bộ đàm hàng không, máy bộ đàm chống cháy nổ...
4. Đặc điểm của máy bộ đàm
- Có khả năng truyền sóng vô tuyến với tốc độ cao, nhanh, giúp người dùng dễ dàng liên lạc với nhau trong tần số, phạm vi, cự ly máy hỗ trợ sử dụng để hỗ trợ làm việc kịp thời, vận hành công việc trơn tru, nhịp nhàng, liên tục;
- Có khả năng bảo mật thông tin trong đường truyền nội bộ tốt;
- Có khả năng sử dụng được trong những điều kiện và thời tiết khắc nghiệt;
- Có chi phí đầu tư thấp, không mất phí sử dụng;
- Được trang bị ngày càng nhiều những tính năng hiện đại như đàm thoại thầm, mã hóa âm thanh, quét kênh, thông báo kênh bằng giọng nói, báo động khẩn cấp, hủy từ xa... để tăng cường tính tiện lợi, an toàn trong quá trình sử dụng;
- Các máy bộ đàm cầm tay rất nhỏ gọn, dễ dàng mang theo người mọi nơi, mọi lúc.
Máy bộ đàm là gì?
Bộ đàm liên lạc hay còn gọi là máy bộ đàm (tên tiếng Anh là handheld transceiver hay walike-talkie) là thiết bị thông tin liên lạc có khả năng thu phát sóng vô tuyến, có 2 chiều liên lạc thoại, được sử dụng để liên lạc với 1 hay nhiều máy khác thông qua truyền sóng vô tuyến.
1. Cấu tạo bộ đàm
Máy bộ đàm gồm 4 bộ phận chính là:
- Bộ phận phát tín hiệu: Có tác dụng truyền và mã hóa tín hiệu gửi đi.
- Bộ phận thu tín hiệu: Có tác dụng thu và giải mã tín hiệu nhận được từ các bộ đàm khác trong cùng kênh tín hiệu.
- Bộ phận chuyển đổi tín hiệu: Có tác dụng chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu truyền đi hoặc chuyển đổi tín hiệu nhận được thành âm thanh nghe được.
- Nguồn điện: Có tác dụng cung cấp năng lượng để máy hoạt động.
- Ngoài ra, bộ đàm thường đi kèm các phụ kiện như ăng ten, tai nghe, pin và sạc.
2. Nguyên lý hoạt động của bộ đàm
Bản thân bộ đàm về cơ bản là một bộ thu phát vô tuyến hai chiều để liên lạc bằng giọng nói, được sử dụng để liên lạc giữa một thiết bị và nhiều thiết bị khác bằng sóng bộ đàm. Điểm nổi bật của bộ đàm là luôn có phím "Nhấn để nói" (Push to talk) để giúp người dùng dễ dàng giao tiếp ngay lập tức khi cần mà không phải thao tác nhiều và thời gian như các thiết bị di động khác.
3. Phân loại máy bộ đàm nào?
Có một số cách phân loại máy bộ đàm thường gặp như sau:
- Dựa theo tính cơ động: Gồm máy bộ đàm cầm tay, máy bộ đàm lưu động (máy bộ đàm trung tâm) và máy bộ đàm trạm cố định.
- Dựa theo công nghệ truyền tín hiệu: Gồm máy bộ đàm Analog và máy bộ đàm Digital.
- Dựa theo tần số: Gồm máy bộ đàm VHF, máy bộ đàm UHF, máy bộ đàm MF/HF.
- Dựa theo cự ly sử dụng: Gồm máy bộ đàm tầm gần và máy bộ đàm tầm xa.
- Dựa theo lĩnh vực sử dụng chuyên dụng: Gồm máy bộ đàm hàng hải, máy bộ đàm hàng không, máy bộ đàm chống cháy nổ...
4. Đặc điểm của máy bộ đàm
- Có khả năng truyền sóng vô tuyến với tốc độ cao, nhanh, giúp người dùng dễ dàng liên lạc với nhau trong tần số, phạm vi, cự ly máy hỗ trợ sử dụng để hỗ trợ làm việc kịp thời, vận hành công việc trơn tru, nhịp nhàng, liên tục;
- Có khả năng bảo mật thông tin trong đường truyền nội bộ tốt;
- Có khả năng sử dụng được trong những điều kiện và thời tiết khắc nghiệt;
- Có chi phí đầu tư thấp, không mất phí sử dụng;
- Được trang bị ngày càng nhiều những tính năng hiện đại như đàm thoại thầm, mã hóa âm thanh, quét kênh, thông báo kênh bằng giọng nói, báo động khẩn cấp, hủy từ xa... để tăng cường tính tiện lợi, an toàn trong quá trình sử dụng;
- Các máy bộ đàm cầm tay rất nhỏ gọn, dễ dàng mang theo người mọi nơi, mọi lúc.